Thủ tướng: Cần hỗ trợ đối đa hơn 1 triệu ngư dân giữ vững chủ quyền
Đó là tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một cuộc họp về người lao động hôm 11/3 trong bối cảnh mới xảy ra một sự cố giữ Trung Quốc và tàu cá Việt Nam trên biển Đông.
Báo chí Việt Nam trích lời người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói rằng sự quan tâm, chăm lo cho hơn một triệu lao động trên biển không chỉ giúp ‘phát triển kinh tế biển’ mà còn giúp giữ vững chủ quyền quốc gia.
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra vài ngày sau khi báo chí trong nước đưa tin một tàu cá từ tỉnh Quảng Ngãi bị Trung Quốc tấn công gần quần đảo tranh chấp Hoàng Sa.
Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ đối đa hơn 1 triệu ngư dân giữ vững chủ quyền
Ưu đãi cho các ngư phủ thông qua chính sách về vốn và bảo hiểm thuyền viên là hai trong số những vấn đề Thủ tướng Việt Nam nêu lên.
Thủ tướng được trích dẫn nói: “Chúng ta có một vùng biển rộng lớn. Vậy nên việc hỗ trợ ngư dân ra biển phải nhắm tới chính sách giúp người dân đóng tàu lớn, thay cho tàu gỗ nhỏ thì ngư dân mới có thể đi xa được”.
Ông Võ Văn Trác Phó Chủ tịch thường trực, Hội nghề cá Việt Nam cho rằng hiện còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc đánh bắt thủy sản, nhưng ‘cấp bách nhất vẫn là vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất cho lâu dài và cho trước mắt’.
Giới chức từng là Thứ trưởng Bộ Thủy Sản Việt Nam cũng đồng tình với ý kiến của Thủ tướng về vai trò tiên phong trên biển của các ngư dân.
“Muốn bảo vệ chủ quyền thì ngư dân phải bám biển, và muốn bám biển thì phải đi sản xuất, mà muốn sản xuất thì phải có thì phải có chính sách ưu tiên, ưu đãi về vốn thì người dân mới có thể bám biểu lâu dài được. Để giữ được chủ quyền biển đảo của mình thì tất nhiên phải rất ưu tiên về vấn đề chính sách để cho người ta yên tâm, bám trụ sản xuất trên biển”.
Tin cho hay vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành một quyết định về ‘chính sách thí điểm, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép khai thác thuỷ sản xa bờ tại Quảng Ngãi’.
Ông Trác nhấn mạnh rằng bước đi này ‘không liên quan tới các vụ Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân Việt Nam’. Giới chức này nói rằng Việt Nam ‘gỗ không còn nhiều nữa và phải bảo vệ rừng’ cho nên phải dùng thép và các loại vật liệu khác.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc ngăn cản, thậm chí là đe dọa các ngư dân Việt Nam ‘đã biết từ xưa tới nay và từ nay về sau vẫn như thế thôi’.
Ông Trác nhấn mạnh: “Vấn đề bây giờ là phải làm thế nào để cho dân yên tâm, chủ động, chống chọi lại được với sự ngăn cản, đe dọa đó của phía Trung Quốc”.
Ông đề xuất nhà nước ‘phải ưu đãi nhiều hơn và dễ dàng hơn nữa cho ngư dân về mặt tín dụng, nhất là đối với những tàu lớn để khai thác xa bờ’.
Một số ngư dân trên đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi từng nói rằng họ phải vay nợ với lãi suất cao trên thị trường chợ đen để trang trải cho những chuyến đi biển, và thậm chí để trả tiền chuộc sau khi bị Trung Quốc giữ tàu.
Liên quan tới việc này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ‘phải rà soát lại các chính sách theo 3 nhóm nội dung’, trong đó có việc ‘không để ngư dân vì bám biển mà phải vay nặng lãi’.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, một trong những công việc mà Chính phủ và TLĐLĐ cần tập trung phối hợp thực hiện tốt là công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cải thiện đời sống của người lao động. Chú ý đến các việc làm thiết thực cho đời sống của người lao động như nhà ở công nhân, có các cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển, đẩy mạnh xã hội hoá việc xây dựng nhà trẻ, nhà mẫu giáo ở các khu công nghiệp…
Thủ tướng cũng nêu rõ sự quan tâm đến hơn một triệu người lao động trực tiếp trên biển, “đây là lĩnh vực cần ưu đãi tối đa, hỗ trợ tối đa và phải bằng các chính sách cụ thể để phát triển kinh tế biển, giữ vững chủ quyền quốc gia”. Thủ tướng nói cần có sự hỗ trợ cho người lao động trên biển về phương tiện, cơ chế tín dụng để đóng tàu mã lực lớn, đi xa bờ; NHNN không được để ngư dân bám biển mà phải vay nặng lãi, nếu không làm được thì NHNN chịu trách nhiệm; tính toán để có hỗ trợ bảo hiểm cho tất cả người lao động trên biển.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam hiện có hơn 28.000 àu cá đánh bắt xa bờ, và có hơn 2.000 tàu đã được ‘thí điểm lắp thiết bị định vị vệ tinh’.